Võ Trí Công cần thảo luận tại: Slide nhỏ về thời điểm tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nghiệp vụ chung |
Trần Bảo Long cần thảo luận tại: Bảo Long - Cục QLTT TP.HCM Giao lưu, tán gẫu |
Bùi Xuân Thắng cần thảo luận tại: Hàng thanh lý, ký gửi Nghiệp vụ chung |
Nguyễn Công Trình cần thảo luận tại: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu Khí - xăng dầu |
Dạ xin chào các anh chị em đồng nghiệp,
Luật xử lý vi phạm hành chính thay đổi, việc lập Biên bản tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính đang có nhiều nơi làm khác nhau, ngay cả các cơ quan khác cũng làm khác nhau;
-Có nơi tạm giữ trước rồi mới lập Biên bản Vi phạm hành chính với lý do: xác minh làm rõ;
-Có nơi xác lập hành vi vi phạm hành chính trước bằng BB VPHC rồi mới tiến hành tạm giữ;
Cá nhân tôi nhận thấy rằng theo Luật 67 2020 sửa đổi Luật XLVPHC quy định "Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định" đồng thời trong mẫu Biên Bản tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính (BB 15) theo Nghi định 118 cũng thể hiện tại mục ký tên là "CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM" có nghĩa rằng trường hợp muốn tạm giữ thì phải có hành vi vi phạm nên phải lập BB VPHC trước để xác định vi phạm rồi mới tiến hành tạm giữ; nhưng điều này cũng gây khó khăn trong trường hợp ban đầu trước khi tạm giữ hành vi vi phạm hành chính xác định không chính xác ví dụ như sau khi tạm giữ n vi phạm mới xuất trình hóa đơn chứng từ làm thay đổi hành vi;
Vậy để đảm bảo quy định pháp luật và xử lý cho phù hợp nên làm thế nào ạ? Mong các đồng nghiệp góp ý, chân thành cảm ơn!
Câu chuyện này tốn không biết bao nước bọt của các anh em.. nhưng cuối cùng, đến bây giờ nó vẫn ở cái vòng luẩn quẩn.
Ý đồ của Luật Xử lý VPHC năm 2012 là người đang thi hành công vụ có thể tạm giữ (Mẫu Biên bản VPHC theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP thể hiện rõ điều này tại mục "Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm:"; Thời hạn tạm giữ trùng khớp với thời hạn ra Quyết định Xử phạt VPHC; từ ngữ trong các mẫu biên bản đều thể hiện là "Người vi phạm hành chính"; lý do tạm giữ là để xác minh tình tiết để có căn cứ ra quyết định xử phạt vv...) sau đó báo cáo với người có thẩm quyền để ra Quyết định tạm giữ (Như hiện nay). Biên bản Vi phạm hành chính lúc này chỉ ghi nhận hành vi, nghĩa là anh thực hiện hành động đó sẽ bị lập biên bản vphc, còn các tình tiết còn lại sẽ được xác minh để có căn cứ ra Quyết định Xử phạt VPHC (cái mà lực lượng của chúng ta chưa bao giờ đụng đến vì tư duy: Biên bản vphc chỉ được lập khi mọi thứ đã rõ ràng)
Tuy nhiên, với một số từ ngữ không rõ ràng trong Luật Xử lý VPHC, khiến cho lực lượng QLTT đã ban hành 1 kiểu mẫu ấn chỉ "Biên bản VPHC" mà nó đi trật đường ray của tình huống này. Và thế là việc tạm giữ được áp dụng theo tình huống sau biên bản kiểm tra với lý do "để xác minh tình tiết vụ việc" nhưng không phải để có căn cứ ra quyết định xử phạt mà là để có căn cứ lập biên bản VPHC. Nhưng bản chất vấn đề là sợ đối tượng tẩu tán -> Đúng ra, lý do tạm giưc lúc này phải là "Có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy ". Tuy nhiên, Luật Xử lý VPHC lại không thiết kế thời hạn cũng như các tình huống xử lý phía sau đối với lý do tạm giữ này.
Đến năm 2017, Nghị định 97 ra đời, việc tạm giữ lại thêm nhiều vấn đề đi với quy định về "Giải trình". Thế là tạm giữ để xác định mọi thứ phải trước biên bản VPHC, như thế mới xác định được đối tượng có thuộc trường hợp được giải trình hay không.
Đến nay, với sự tác động của lực lượng QLTT theo cách làm việc như thế, Luật Xử lý VPHC mới và Nghị định 118/2021/NĐ-CP việc tạm giữ nó có nhiều điều phải suy nghĩ và đưa lực lượng QLTT vào một tình huống dở khóc, dở cười. Tạm giữ trước khi lập Biên bản VPHC nhưng không kéo dài được.
Dự thảo Nghị định 118 được trình lên Chính phủ với bao điều còn chưa rõ ràng, đến nối phải được gửi lại sửa gấp một số nội dung quan trọng mới có thể trình ký. trong đó có các nội dung rất Cốt lõi (Anh em lớp KSV chính năm 2021 biết rõ điều này)=> Chứng tỏ, 118 không hiểu rõ bản chất ý đồ của Luật Xử lý VPHC năm 2012.
Đến nay, 118 ra đời đã quy định thêm, đồng thời việc thẩm tra, xác minh tình tiết trước khi lập biên bản vphc và thẩm tra, xác minh sau khi lập biên bản VPHC. Khiến việc tranh cãi dẫn đến ai cũng có cái lý đúng.
Pháp lệnh QLTT cũng thiết kế theo kiểu thẩm tra, xác minh đầy đủ mới lập biên bản VPHC.
Tuy nhiên, thực tế hiện tại, nếu chúng ta tạm giữ trước khi lập Biên bản VPHC, đối với các vụ việc cần kéo dài thời gian tạm giữ thì chúng ta bị vướng ngay. Một số bạn bảo rằng cái này là do kỷ năng của người thiết lập hồ sơ. Thật ra mà nói, với việc sử dụng INS theo thời gian thật bây giờ thì cái kỷ năng hợp thức hóa đó đôi khi là con dao hai lưỡi có thể khiến ta rơi vào cái vòng luẩn quẩn.
Theo mình, cần phải có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo các nguồn thông tin liên quan đến ý đồ của Luật Xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 để hiểu ra rõ bản chất của vấn đề tạm giữ, từ đó, kiến nghị thay đổi các quy định để có một cái nhìn thống nhất, một cách làm chuẩn kể cả trong quy trình, câu từ trong các mẫu Quyết định, biên bản...
Theo mình có 03 hướng giải quyết vấn đề này như sau:
Hiện tại, vì Luật không quy định rõ việc tạm giữ nằm ở thời điểm nào thì bạn có thể tạm giữ tang vật, phương tiện giấy tờ theo thủ tục hành chính nên với một số vụ việc bạn có thể nắm chắc được có thể xử lý trong vòng 07 ngày thì cứ tạm giữ khi có dấu hiệu, tức là từ biên bản Kiểm tra.
Trường hợp khả năng giải quyết vụ việc quá 07 ngày, bạn có thể làm theo mốt số gợi ý sau:
1. Bước thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin trước kiểm tra thật kỹ càng và thu thập đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm. Sau đó, khi kiểm tra có thể căn cứ vào các căn cứ này mà kết luận hành vi vi phạm hành chính, tạm giữ tang vật. Và để vụ việc thêm chắc chắn, bạn có thể vận dụng xác minh vụ việc vi phạm hành chính theo điều 59 để khằng định lại 1 lần nữa hành vi vi phạm.
2. Khi kiểm tra, chỉ ghi nhận dấu hiệu vi phạm hành chính, lấy mẫu cùng lô để kiểm nghiệm, sau khi có kết quả thì lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ. Với các tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán có thẻ nghiên cứu vận dụng "Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật." để xử lý.
3. Khi kiểm tra, xác định đây chắc chắn là hành vi vi phạm hành chính, bạn lập luôn biên bản vi phạm hành chính chỉ ghi nhận hành vi và các tình tiết liên quan như số lượng, giá cả, tính chất hàng hóa (thực phẩm, thuốc, phân bón...), tạm giữ tang vật và đề xuất người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của vụ việc tạm giữ với lý do " Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt." để làm các thủ tục giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện (Nó sẽ chỏi với điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 118 tuy nhiên nó vẫn phù hợp với Điều 59 Luật Xử lý VPHC) . Sau đó, lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo mẫu 05 của 118. Căn cứ BBVPHC và BB xác minh tình tiết vụ việc VPHC để ra Quyết định xử phạt (Theo mình cách này chính là cách Luật Xử lý VPHC năm 2012 thiết kế).
Kính mong các đồng nghiệp thảo luận nội dung này để rõ ràng hơn, tháo gỡ khúc mắc mà hiện tại rất nhiều anh em đang gặp phải.