NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

.:LÀNH MẠNH THỊ TRƯỜNG, TĂNG CƯỜNG HỘI NHẬP:.

Chủ đề: Trao đổi về: Thế nào là cùng một vụ việc vi phạm !?
Thuộc chuyên mục: Nghiệp vụ chung
avatar image
Võ Trí Công

Hiện nay trong thực tiễn, mình đang thấy rằng đối với vụ việc khám phương tiện vận tải, anh chị em mình thường sẽ khám xong, bắt đầu xác minh và tách các hồ sơ vụ việc theo đối tượng vi phạm và xem nó là một vụ việc riêng biệt. Bên cạnh đó lại có luồng ý kiến cho rằng việc khám phương tiện đó là một vụ việc, không thể tách thành các vụ việc khác theo đối tượng vi phạm được, vậy chúng ta cùng thảo luận để làm rõ xem: Thế nào là một vụ việc vi phạm !?

Mình sẽ tiếp cận phân tích xem "Khám phương tiện vận tải có được xem là 1 vụ việc hay không !?"

Nghiên cứu Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020) ta thấy một số vấn đề như sau:

Thứ nhất. Về quy định liên quan đến giao quyền xử phạt: Điều 54 quy định: "Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này".

Có thể thấy, khi phát sinh tình huống cấp trưởng phải giao quyền cho cấp phó để áp dụng biện pháp ngăn chặn là "Khám phương tiện vận tải" thì khi giao quyền, chúng ta xem đó là một vụ việc, nếu chúng ta tách hồ sơ theo đối tượng vi phạm thì khi áp dụng áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thì chúng ta vẫn sử dụng Quyết định giao quyền này, chứng tỏ vụ việc chúng ta đã tách theo đối tượng vi phạm nó vẫn nằm trong vụ việc khám phương tiện vận tải trước đó.

Thứ hai. Liên quan đến vấn đề tạm giữ:

Trong vụ việc khám phương tiện vận tải, chúng ta lại dùng chung 1 quy trình và tính thời gian liên quan đến biên bản khám ban đầu, trong khi Khoản 3 Điều 60: "Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm"; Điểm a khoản 4 Điều 125 quy định: "Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này".

Vậy có nghĩa là chúng ta đang tiếp cận việc tạm giữ trong cũng 1 vụ việc vi phạm, chứ không phải tạm giữ khi đã tách ra theo từng đối tượng vi phạm là từng vụ việc cụ thể.

Thứ ba. Về quy định ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Khoản 3 Điều 67:  Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

Ta có thể thấy, một vụ việc có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt cho nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau. Ở đây, rõ ràng rằng các cá nhân, tổ chức vi phạm khác nhau không phải là căn cứ để tách thành các vụ việc khác nhau mà phải được xử lý trong cùng một vụ việc.

Phân tích 3 ý trên, có thể thấy việc "Khám một phương tiện vận tải mà ra nhiều đối tượng vi phạm khác nhau với các hành vi khác nhau là nằm trong cùng một vụ việc".

Vậy, nếu nó là cùng 1 vụ việc thì vấn đề gì cần phải lưu ý !?

 Theo Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020) thì: 

Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

Vậy nếu trong vụ việc khám xe có bất kỳ hành vi nào đó vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. Nếu cấp đội của chúng ta tách vụ việc theo đối tượng và hành vi đó chúng ta giữ lại để xử lý theo thẩm quyền của Đội trưởng thì hậu quả pháp lý à chúng ta đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sai thẩm quyền.

Vậy, phải xử lý vụ việc khám phương tiện vận tải như thế nào !?

Theo ý kiến của cá nhân mình thì: Vụ việc khám 01 phương tiện vận tải phải được tiếp cận như một vụ việc, các đối tượng vi phạm phải được xử lý theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền như trong cùng một vụ việc vi phạm để đảm bảo về thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật !

Kính mời các đồng nghiệp cùng trao đổi vấn đề này ạ !

Điểm hữu ích: 9
|
Chưa có câu trả lời tốt nhất !
Câu trả lời được nhiều điểm nhất (2 điểm)
avatar image
Lê Viết Thân
   19:15 15/10/2024

@Phân tích rất chi tiết và logic


Trả lời Bạn phải nhập ít nhất 5 ký tự để có thể gửi ảnh và đăng bài viết
Vui lòng đăng nhập để có thể gửi bài trả lời !
Nếu chưa có tài khoản vui lòng đăng ký !