![]() |
Võ Trí Công cần thảo luận tại: Hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC trong quá trình tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước Nghiệp vụ chung |
![]() |
Nguyễn Quốc Văn cần thảo luận tại: Xác định giá trị hàng hóa vi phạm để xử phạt Nghiệp vụ chung |
![]() |
Dương Thuế Duy cần thảo luận tại: Xét bổ nhiệm ngạch kiểm soát viên thị trường Tổ chức - Hành chính |
![]() |
Trần Anh Tuấn cần thảo luận tại: [TRAO ĐỔI] Một số quan điểm về phương thức tiếp cận kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử Thương mại điện tử |
![]() |
Người dùng ẩn danh cần thảo luận tại: Nghị định 116/2024/NĐ-CP Tổ chức - Hành chính |
Xin chào quý đồng nghiệp!
Mình xin hỏi mọi
người ý kiến nho nhỏ đối với trường hợp giải trình như sau:
Như chúng ta đã biết, theo điều 61
của Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung thì những
trường hợp thuộc giải trình bao gồm: “Đối với hành vi vi phạm hành chính
mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức
tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối
với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi
phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính”.
Và giải trình có 2 trường hợp đó
là: giải trình bằng văn bản và giải trình trực tiếp. Cả hai trường
hợp này cần phải có văn bản yêu cầu của cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính.
Vậy liệu rằng, đối với hồ sơ vụ việc
vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình mà cá nhân, tổ chức
vi phạm không gửi văn bản yêu cầu thì người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính có cần thiết lập BB về việc không nhận được văn bản
yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết
định xử phạt hay không?
Ngoài ra, tại khoản 4
điều 17 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật xử lý vi phạm hành chính có nội dung “ Trường hợp khi lập biên
vi phạm hành chính chưa xác định được người có thẩm quyền xử phạt, thì cá nhân,
tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình đến người có thẩm quyền lập biên bản.
Người có thẩm quyền lập biên bản chuyển hồ sơ vụ việc cùng văn bản giải trình
cho người có thẩm quyền ngay khi xác định được thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính”.
Tuy nhiên, tại
chú thích số 15 của mẫu biên bản số 01 - mẫu Biên bản vi phạm hành
chính (kèm theo Nghị định) thì ghi chức danh và tên cơ quan của người
có thẩm quyền xử phạt vi phạt hành chính đối với vụ việc. Như vậy
không được ghi người có thẩm quyền lập biên bản.
Đối với
trường hợp này nên xử lý như thế nào ạ?
Xin mọi người cho ý kiến và trân thành cảm ơn!
Theo mình, Nếu xét về bản chất, mặc dù phải tôn trọng biểu mẫu, Tuy nhiên, biểu mẫu là để phục vụ cho quy định của pháp luật.. Chứ không thể quy định pháp luật lại đi phục vụ cho biểu mẫu được.
Ví dụ: Trường hợp Biên bản tịch thu, mặc dù quy định pháp luật là phải có người chứng kiến, nhưng thiết kế biểu mẫu biên barn tịch thu lại không phù hợp, chúng ta buộc phải tuân theo quy định mà làm trái biểu mẫu... Do đó, nếu gặp tình huống bắt buộc trong trường hợp này, mình vẫn ưu tiên chọn làm theo quy định.. Còn trong thực tiễn, nếu cái gì đó mà tranh cãi, bất cập mình ghi cuốn sổ tay và cố gắng để không phải chạm mặt nó .. kaka !